Các phương pháp điều trị rách sụn chêm | Kính Chơi Thể Thao Tích Hợp

Khớp gối là khớp bản lề, là một khớp yếu nhất của cơ thể. Khớp gối gồm 3 khớp là khớp chày-đùi, khớp chè-đùi và khớp chày-chè. Sự vững khớp gối được bảo đảm bởi các yếu tố cân cơ, dây chằng, bao khớp…

Do khớp gối là khớp lỏng lẻo nên rất hay bị chấn thương như: trật khớp, gãy xương, đứt dây chằng, tổn thương sụn… trong đó rách sụn chêm cũng là một tổn thương rất hay gặp.

Khớp gối chịu lực từ 4,5-6,2 lần trọng lượng cơ thể. Sụn chêm có cấu trúc nhỏ có tác dụng hấp thu và truyền lực đều từ lồi cầu đùi xuống mâm chày, giúp giữ vững gối, chống hư khớp.
 


Giải phẫu khớp gối


Về mặt tính chất cấp máu của sụn chêm chia thành 3 vùng:

- Vùng 1/3 ngoài sát bao khớp (red-red): vùng này có nguồn máu nuôi dồi dào nên rách dễ lành.

- Vùng 1/3 giữa (red-white): vùng này còn máu nuôi nhưng ít, cơ hội lành là 50-50.

- Vùng 1/3 trong (white-white): không có máu nuôi lên rách không lành.
 


Phân vùng của sụn chêm


1- Nguyên nhân rách sụn chêm:

- Ở người trẻ rách sụn chêm có thể xảy ra sau một chấn thương đột ngột trong tình trạng gối gấp mà bàn chân giữ nguyên mà khớp gối bị vặn xoắn.

- Ở người già sụn chêm thường bị rách do thoái hóa.

2- Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán:

- Với các sụn chêm rách nhỏ có cảm giác đau nhẹ và sưng khớp gối, thường kéo dài từ 2-3 tuần.

- Với rách trung bình có thể là nguyên nhân gây đau ở khe khớp hoặc trung tâm khớp gối. Sưng xuất hiện muộn sau 2-3 ngày. Có thể dẫn đến cứng hoặc giới hạn vận động khớp gối khi gấp khớp gối. Bệnh nhân có thể xuầt hiện đau ở bề mặt khớp gối khi ngồi xổm. Triệu chứng này kéo dài từ 1-2 tuần nhưng có thể trở lại nếu bệnh nhân có các động tác vặn xoắn hoặc quá tải khớp gối. Triệu chứng đau có thể kéo dài nếu không được điều trị.

- Với rách lớn: miếng rách sụn chêm có thể di chuyển vào trong khe khớp, có thể là nguyên nhân gây kẹt khớp, khóa khớp làm cho bệnh nhân không thể duỗi thẳng khớp gối được. Xuất hiện sưng hoặc cứng khớp sau chấn thương từ 2-3 ngày.

Với những bệnh nhân lớn tuổi, sụn chêm rách có thể không biết. Bệnh nhân chỉ biết cảm giác đau khớp gối khi ngồi xổm hoặc khi gối vặn xoắn. Đau và sưng nhẹ khớp gối thường là triệu chứng duy nhất.

Với các triệu chứng trên các bác sĩ sẽ hỏi thêm về tiền sử chấn thương và các điều trị của bạn trước đó khi khớp gối bắt đầu đau. Các nghiệm pháp các bác sĩ thường làm để chẩn đoán rách sụn chêm nguyên nhân gây đau gối là Mc Murray và Appley.

Khi có các triệu chứng trên các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho chỉ định chụp Xquang và MRI khớp gối. Chụp Xquang có thể thấy hình ảnh hẹp khe khớp. Chụp cộng hưởng từ khớp gối ngoài giúp chẩn đoán rách sụn chêm còn giúp phát hiện các tổn thương kèm theo như dây chằng chéo trước, sụn khớp, dây chằng chéo sau, dây chằng bên…
 


MRI rách sụn chêm


3- Điều trị:

Quyết định điều trị rách sụn chêm dựa vào một số yếu tố như: loại rách, vị trí rách và mức độ trầm trọng của rách. Tuổi tác và mức độ vận động của bệnh nhân cũng ảnh hưởng tới quyết định điều trị.
 


Phân loại rách sụn chêm


3.1- Điều trị bảo tồn: áp dụng cho những loại rách nhỏ, ở vị trí 1/3 ngoài sát bao khớp máu nuôi dồi dào, bệnh nhân ít đau, gối còn vững

Điều trị chủ yếu bằng chườm đá, bất động khớp gối, hạn chế vận động, các thuốc giảm đau, chống viêm, chống phù nề.

3.2- Điều trị phẫu thuật: có thể mổ hở hoặc nội soi. Hiện nay tại khoa Y học Thể thao Bệnh viện Nhân Dân 115 chúng tôi chỉ áp dụng mổ nội soi để điều trị rách sụn chêm. Đây là phẫu thuật ít xâm lấn nhằm mục đích giúp cho bệnh nhân phục hồi nhanh sau phẫu thuật, đảm bảo tính thẩm mỹ, điều trị triệt để.

3.2.1- Khâu sụn chêm rách:

+ Chỉ định:
- Rách dọc
- Vùng 1/3 ngoài sát bao khớp nơi có nguồn cấp máu dồi dào
- Rách mới trước 4 tuần

+ Kỹ thuật: có thể áp dụng các kỹ thuật khâu inside-out, outside-in hoặc allinside tùy theo kinh nghiệm, kỹ năng được đào tạo của phẫu thuật viên và dụng cụ đang có.
 


Kỹ thuật khâu sụn chêm inside-out

 


Kỹ thuật khâu sụn chêm outside-in


3.2.2- Cắt sụn chêm rách:

+ Chỉ định:
- Rách cũ trên 6 tuần.
- Vị trí rách ở vùng 2/3 trong, vùng máu nuôi nghèo nàn.

+ Kỹ thuật:
- Cắt tiết kiệm vùng rách.
- Chừa vùng nguyên giáp bao khớp nhằm giữ vững khớp và chịu lực.

3.2.3- Ghép sụn chêm: hiện nay tại Việt Nam chưa áp dụng kỹ thuật này.

Các loại bó gối trong thể thao, hỗ trợ phục hồi chấn thương thể thao 

1. Bó gối thể thao JLVIP by JLSPORTVIETNAM


Với đai bó gối JLVIP, bạn sẽ có một chiếc băng đầu gối tuyệt vời, giúp hỗ trợ, nén, ổn định khớp gối của bản trong một thời gian dài. Nó đã được đánh giá tích cực bởi rất nhiều người sử dụng.

Bản lề gồm 2 sợi lò xo carbon cao cấp phù hợp với nhu cầu của bạn, 2 sợi lò xo này cung cấp thêm cho sự hỗ trợ và ổn định giảm áp lực lên dây chằng, khớp gối, từ đó giảm chấn thương và phục hồi nhanh hơn. 

Để có sự thoải mái hoàn hảo và loại bỏ các kích ứng, chất liệu để tạo ra chiếc băng này là vải spandex chất lượng cao, nhẹ, với 1000 lỗ thoáng khí để loại bỏ nhiệt hoặc hơi ẩm dư thừa giúp thoải mái khi sử dụng.

Thiết kế phần đầu gối là lớp silicon cao cấp  giúp ổn định khớp gối, giảm thiểu chấn thương do va chạm lên đầu gối.


Ưu điểm


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Bó gối thể thao JLVIP2.0 by JLSPORTVIETNAM

Còn tiếp...
Hãy chăm sóc đôi chân của bạn!

Hiện tại đang có chương trình:

- Mua 1 tặng 1 + giảm thêm 30%

- Mua combo 2 tặng freeship toàn quốc

- Mua combo 3 tặng freeship toàn quốc + giảm thêm 5% tổng đơn hàng

Vậy các anh chị em có nhu cầu phục hồi sau phẫu thuật chấn thương thể thao liên hệ với JLSPORTVN để nhận tư vấn và đặt hàng.
Hotline: 0826.95.1368

                                                    

MỘT SỐ PHẢN HỒI CỦA KHÁCH HÀNG SAU KHI TRẢI NGHIỆM SẢN PHẨM TẠI HỆ THỐNG JLSPORT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CLICK NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI

Tham gia cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong chấn thương thể thao MIỄN PHÍ

 

Bạn đang xem: Các phương pháp điều trị rách sụn chêm
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: