-
- Tổng tiền thanh toán:
Giãn dây chằng có thể gặp ở bất kỳ ai, đặc biệt với người trong độ tuổi trung niên, người lao động quá sức hoặc vận động viên thể thao. Đây là một trong những tổn thương phổ biến và kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.
1. Giãn dây chằng – chấn thương thường gặp
Dây chằng là một dải tổng hợp các mô sợi được làm từ phân tử collagen liên kết chặt chẽ, cứng và dai. Dây chằng có nhiệm vụ kết nối các khớp xương, cố định và bảo vệ đầu khớp. Trên cơ thể con người có hàng trăm dây chằng phân bổ ở các vùng khớp vai, cổ, lưng, đầu gối, khớp háng, cổ tay…Tuy khác nhau về hình thù và kích thước nhưng các dây chằng đều rất dễ bị tổn thương nếu gặp tác động mạnh, có thể dẫn đến giãn dây chằng.
Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị căng, kéo giãn quá mức nhưng không đứt hoàn toàn, gây nên cơn đau dữ dội, vùng bị tổn thương có dấu hiệu sưng to, khớp trở nên lỏng lẻo, hạn chế vận động.
Các nguyên nhân gây giãn dây chằng:
- Chấn thương khi chơi các môn thể thao: bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, tennis, trượt ván, điền kinh, cử tạ… Chân bị xoắn vặn đột ngột khi đang chạy hoặc xoay chuyển người quá nhanh, chân bị người khác dẫm vào, nhảy cao rồi rơi xuống tiếp đất trong tư thế chân không trụ hoặc chân không thuận, dùng tay chống đỡ khi trượt té.
- Tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt, nhất là các trường hợp té ngã, va đập mạnh.
- Lao động quá sức, khuân vác vật nặng lâu ngày khiến hệ thống dây chằng bị căng, kéo giãn liên tục.
2. Các vị trí giãn dây chằng phổ biến nhất
2.1 Giãn dây chằng đầu gối
Khớp gối là một trong các khớp lớn nhất của cơ thể, đảm nhận vai trò vận động (ngồi, đi, đứng, chạy nhảy, xoay người…) và chịu sức nặng của cả thân trên. Cấu trúc khớp gối gồm có: xương lồi cầu đùi, mâm chày, xương bánh chè, lớp sụn bao bọc đầu xương, hệ thống dây chằng (dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên trong, dây chằng bên ngoài), hệ thống gân, cơ.
Khi hỏi dạng chấn thương thường gặp nhất trong sự nghiệp của nhiều vận động viên thể thao, đa số họ đều trả lời là giãn dây chằng khớp gối, chủ yếu là dây chằng chéo phía trước (ACL). Dây chằng này dễ bị tổn thương trong các chuyển động nhanh, gối xoắn bất thường hoặc thay đổi hướng đột ngột.
Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối:
- Đau dữ dội ngay sau khi chấn thương.
- Trong vòng 12 giờ đầu, khớp gối có dấu hiệu sưng to, đi khập khiễng với chân đau.
- Sau 2 – 3 tuần, tuy không còn đau nhức nhưng người bệnh gặp phải tình trạng lỏng gối, teo cơ tứ đầu đùi (cơ nằm phía trước đùi), cứng khớp.
- Gặp khó khăn khi vận động, dễ vấp ngã khi đi nhanh hoặc chạy nhanh, mất cảm giác bám đường.
Nếu không điều trị, theo thời gian sẽ dẫn đến thoái hóa sụn, cơn đau tái phát thường xuyên.
2.2 Giãn dây chằng cổ tay
Cổ tay là vùng có cấu tạo phức tạp, gồm nhiều xương nhỏ và dây chằng. Các động tác vặn và xoay bàn tay, chống đỡ khi trượt té có thể dẫn đến giãn dây chằng cổ tay. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức kèm sưng tấy, bầm tím ở vùng cổ tay. Theo thời gian, cổ tay giảm dần chức năng vận động, có triệu chứng lỏng lẻo ở khớp cổ tay, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
2.3 Giãn dây chằng lưng
Khác với những vị trí khác trên cơ thể, giãn dây chằng ở lưng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng vận động, thậm chí có thể gây liệt. Người bệnh rất đau, cơn đau thường kèm theo co cứng khối cơ cạnh cột sống. Đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh, những cơn đau nhức, tê buốt càng tăng lên.
Các hoạt động bình thường như đi, đứng, cúi gập, xoay người, mang vác đồ vật trở nên khó khăn với người bệnh. Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, đau nhức toàn thân, làm giảm chất lượng cuộc sống.
2.4 Giãn dây chằng bả vai
Khi dây chằng nối giữa hai xương của khớp vai bị kéo căng, co giãn quá mức sẽ dẫn đến cơn đau liên tục, gây khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh. Giãn dây chằng bả vai thường gặp ở đối tượng ít vận động hoặc vận động sai tư thế, mang vác vật nặng quá sức khiến vùng khớp vai quá tải. Nếu tình trạng này cứ kéo dài có thể tác động xấu đến hệ cơ xương khớp, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp.
3. Giãn dây chằng có gây biến chứng không?
Anh Hưng (30 tuổi, TP. HCM) cho biết cách đây 1 năm, trong lúc chơi đá bóng thì bị té ngã. Khi đó đầu gối trái sưng đau dữ dội, nhưng cơn đau giảm dần. Vì chủ quan nên anh đã không đến gặp bác sĩ kiểm tra, tiếp tục vận động mạnh, dẫn đến hậu quả là đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm. Một thời gian sau, anh thường xuyên bị ngã khi đi đứng do đầu gối mất vững, không mang vác vật nặng hoặc chơi thể thao được, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thể lực.
Giãn dây chằng nếu không điều trị kịp thời có thể gây đứt hoàn toàn, để lại nhiều di chứng cho người bệnh như tổn thương sụn khớp, thoái hóa khớp, nguy cơ gặp chấn thương rất cao.
4. Cách xử trí khi bị tổn thương dây chằng
– Ngay sau khi chấn thương, người bệnh cần được cố định khớp bằng nẹp. Thời gian nẹp có thể 3 – 4 tuần tùy theo mức độ tổn thương cụ thể. Nếu bị giãn dây chằng ở gối, bệnh nhân có thể sử dụng nạng để đi lại nhằm giảm trọng lượng đặt lên khớp gối.
– Nghỉ ngơi và hạn chế vận động nhất có thể.
– Không nên dùng các loại cao chườm nóng, vì có thể khiến vùng tổn thương sưng hoặc phù nề. Cách tốt nhất là chườm lạnh, chườm đá trong vòng 48 giờ đầu để làm dịu vết thương, giảm đau, giúp người bệnh cử động tốt hơn.
– Tuyệt đối không nên tự điều trị bằng các phương pháp dân gian truyền miệng chưa kiểm chứng như đắp lá, dán cao. Hãy đến khám tại các cơ sở chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác.
5. Chẩn đoán giãn dây chằng bằng cách nào?
Bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa trên việc thăm khám lâm sàng và chỉ định người bệnh thực hiện các chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng như:
- Chụp X- quang để phát hiện tình trạng gãy xương, rạn nứt xương.
- Chụp cộng hưởng từ MRI cho thấy hình ảnh giãn hoặc đứt dây chằng, phát hiện các bất thường ở sụn khớp, rối loạn liên quan bao hoạt dịch, tổn thương cơ, gân, mô mềm ở vùng khớp.
Các loại bó gối trong thể thao, hỗ trợ phục hồi chấn thương thể thao
1. Bó gối thể thao JLVIP by JLSPORTVIETNAM
Với đai bó gối JLVIP, bạn sẽ có một chiếc băng đầu gối tuyệt vời, giúp hỗ trợ, nén, ổn định khớp gối của bản trong một thời gian dài. Nó đã được đánh giá tích cực bởi rất nhiều người sử dụng.
Bản lề gồm 2 sợi lò xo carbon cao cấp phù hợp với nhu cầu của bạn, 2 sợi lò xo này cung cấp thêm cho sự hỗ trợ và ổn định giảm áp lực lên dây chằng, khớp gối, từ đó giảm chấn thương và phục hồi nhanh hơn.
Để có sự thoải mái hoàn hảo và loại bỏ các kích ứng, chất liệu để tạo ra chiếc băng này là vải spandex chất lượng cao, nhẹ, với 1000 lỗ thoáng khí để loại bỏ nhiệt hoặc hơi ẩm dư thừa giúp thoải mái khi sử dụng.
Thiết kế phần đầu gối là lớp silicon cao cấp giúp ổn định khớp gối, giảm thiểu chấn thương do va chạm lên đầu gối.
Ưu điểm
2. Bó gối thể thao JLVIP2.0 by JLSPORTVIETNAM
Còn tiếp...
Hãy chăm sóc đôi chân của bạn!
Hiện tại đang có chương trình:
- Mua 1 tặng 1 + giảm thêm 30%
- Mua combo 2 tặng freeship toàn quốc
- Mua combo 3 tặng freeship toàn quốc + giảm thêm 5% tổng đơn hàng
Vậy các anh chị em có nhu cầu phục hồi sau phẫu thuật chấn thương thể thao liên hệ với JLSPORTVN để nhận tư vấn và đặt hàng.
Hotline: 0826.95.1368
MỘT SỐ PHẢN HỒI CỦA KHÁCH HÀNG SAU KHI TRẢI NGHIỆM SẢN PHẨM TẠI HỆ THỐNG JLSPORT
Tham gia cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong chấn thương thể thao MIỄN PHÍ
Bình luận (2 bình luận)
accemewek
19/05/2022Hfqbhw Get Tadalifil https://newfasttadalafil.com/ - Cialis The light across the laser beam is coherent Eelkgc Cialis Comparer Xenical Et Alli Rxemvg Viagra Generico Donde https://newfasttadalafil.com/ - cheapest cialis 20mg Mdasuh
EASELRY
10/11/2022cialis generic best price Recommended to start dosing at the lower end of the dosing range because elderly may be predisposed to toxicity