-
- Tổng tiền thanh toán:
Hầu hết các tuyến tỉnh đa số đã mổ được đứt dây chằng chéo trước nhưng để yên tâm tốt nhất bạn nên mổ ở BV uy tín được liệt kê dưới đây.
Danh sách bệnh viện và bác sĩ mổ có thể liên hệ:
HÀ NỘI
- Bệnh Viện Việt Đức
- Bác sĩ Lê Thanh Tùng – Bệnh Viện Thể Thao Việt Nam
- Bệnh viện 108
- Bệnh Biện Xanh Phôn
- Bệnh viện đại học y Hà Nội
- Vimec
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Bệnh Viện Pháp Việt ở Quận 07
- Bệnh Viện An Sinh
- Bệnh Viện Sư Vạn Hạnh
- Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình
- Bệnh viện Nhân dân 115
1. Lựa chọn phương pháp nào để mổ dây chằng, có nên nghe theo người mổ trước?
Bạn đang bị đứt dây chằng chéo? Bạn lên mạng xã hội xin ý kiến mọi người. Bạn hoang mang vì mỗi người một ý kiến và không biết phải lựa chọn thế nào? ( bạn có thể tham gia và chia sẻ tại Group chia sẻ chấn thương).
Những điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi vì việc bạn đang làm giống như “đẽo cày giữa đường” vậy. Cơ thể mỗi người mỗi khác, ngay cả anh em ruột thịt trong nhà còn khác nhau nữa huống chi là người trong xã hội!. Phương pháp mổ ra sao, bài tập PHCN sau mổ này có thể tốt với người này nhưng chưa chắc đã là tốt nhất đối với bạn.
Vậy nên, câu đầu tiên tôi muốn khuyên các bạn là hãy khám BS chuyên khoa sâu về chấn thương và nghe sự tư vấn của họ. Đó là người sẽ dựa vào tổn thương khớp gối của bạn (đứt dây chằng đơn thuần hay kèm theo các tổn thương sụn khác, đứt 1 hay nhiều dây chằng), dựa vào đặc điểm chân của bạn ( chân dài hay ngắn, chân thuôn hay to, tiên lượng lấy gân trên đùi xuống sẽ to dài hay ngắn bé….), dựa vào chất lượng xương của bạn ( đánh giá trước mổ và khi khoan đường hầm trong mổ) , dựa vào chiều dài và đường kính dây chằng mới tái tạo, dựa vào loại vật liệu cố định dây chằng trong khớp…. từ đó sẽ lựa chọn phương pháp mổ, loại vật liệu tái tạo DC và quyết định liệu trình tập PHCN cho rêng bạn ngay từ những ngày đầu sau mổ.
Các nghiên cứu về đứt DC luôn xoay quanh 3 vấn đề: Dùng phương pháp mổ như thế nào ( 1 bó hay hai bó…), dùng vật liệu nào để tái tạo dây chằng (gân tự thân hay gân đồng loại) và cố định dây chằng như thế nào vào xương dùng vòng treo kiểu kỹ thuật all inside, dùng vít chốt dọc hay vít chốt ngang…). Sự khác nhau giữa các BN khi mổ cũng xoay quanh 3 vấn đề này.
2. Các phương pháp mổ dây chằng
Về phương pháp mổ, có thể là phương pháp mổ tái tạo DC 1 bó hoặc hai bó. Có thể là phương pháp all inside (tất cả từ bên trong) hoặc all outside (tất cả từ bên ngoài). Với quan điểm của cá nhân tôi, không có phương pháp nào là số 1, có thể ứng dụng mổ cho 100% bệnh nhân của tôi cả và tất cả các phương pháp này đều không phải là phương pháp mới đối với BV Việt Đức. Bệnh viện Việt Đức là tuyến cuối cùng về mổ, chỉ đạo chuyên khoa cho toàn miền Bắc và 3 tỉnh miền Trung trừ các bv của ngành ( quân đội, công an…). Chúng tôi đã mổ nhiều, rất nhiều, chỉ có điều chúng tôi có khoe ra hay không khoe ra thôi.
Phương pháp mổ 2 bó hay 1 bó, bác sỹ sẽ căn cứ vào lồi cầu xương đùi của bạn to hay nhỏ, vật liệu để tái tạo dây chằng của bạn nhiều hay ít. Nếu lồi cầu xương đùi của bạn nhỏ hẹp, vật liệu là gân tự thân nhỏ, ngắn thì chẳng thà làm 1 bó to dây chằng chéo trước ở vị trí trung gian còn tốt hơn làm hai bó DCCT bé tí tẹo với nhiều nguy cơ vỡ đường hầm xương. Nhưng ngược lại, nếu lồi cầu xương đùi to, nghĩa là ” đất” để làm hai bó có đủ, vật liệu để tái tạo dây chằng đủ, thì đương nhiên, việc tái tạo lại dây chằng hai bó về đúng nguyên mẫu giải phẫu cha sinh mẹ đẻ vẫn là tốt nhất. Quan trọng hơn cả là không phải bs nào cũng có thể làm được kỹ thuật hai bó. Khoan như thế nào để hai bó không quá sát nhau mà cũng không quá xa nhau. Chỉ một chút lơ là run tay, đường hầm xương vỡ nát, sẽ mất tất. Ở Miền Bắc, ngay tại bv Việt Đức có gần 20 bs có thể mổ Nội soi khớp cũng chỉ có 3-4 bs mổ kỹ thuật hai bó mà thôi. Ngoài bv Việt Đức, ngoài Bắc, các bạn có thể tìm đến bv 103, 108, Xanh Pon, 198, nơi có các bs bậc thầy của tôi, đàn anh của tôi để mổ.
Kỹ thuật all inside cũng vậy, không phải là kỹ thuật mới đối với bv chúng tôi. Bệnh nhân được chỉ định dùng phương pháp này chủ yếu khi dùng gân tự thân lấy trên đùi xuống. Phương pháp này giúp cho BN có một dây chằng mới to (nhưng ngắn), đắt hơn PP khác khoảng 20 tr (nếu không có BHYT). Quan trọng là bs phải tạo được đường hầm xương khi chôn hai đầu dây chằng phù hợp với đường kính dây chằng mới. Nếu đường hầm quá rộng, hai đầu dây chằng nằm trong đường hầm xương quá ngắn thì sẽ tạo “hiệu ứng cần gạt nước” ở miệng đường hầm, đường hầm sẽ bị rộng ra, dây chằng sẽ bị lỏng dần sau mổ…. Làm kỹ thuật này hay kỹ thuật all outside (dây chằng mới nhỏ hơn nhưng dài hơn, hai đầu dây chằng chôn trong xương dài hơn và được cố định chắc hơn) tùy thuộc vào bs và vào chính cơ thể bạn.
3. Vật liệu tái tạo dây chằng chéo?
Phổ biến hiện nay là gân tự thân (lấy từ chính chân bạn) và gân đồng loại. Với kinh nghiệm mổ về dây chằng hơn 10 năm nay tại bv Việt đức và giúp cho 17 bv Tỉnh mổ NS khớp thì có hơn 90% bệnh nhân của tôi (nhất là đứt DC đơn thuần không kèm theo các tổn thương khác) được mổ bằng pp dùng gân tự thân và RẤT TỐT.
Tuy nhiên nếu bệnh nhân đứt nhiều dây chằng cùng lúc (lấy gân tự thân sẽ không đủ để làm lại tất cả DC), đứt dây chằng chéo trước kèm theo đứt DC bên trong, rách nát sụn chêm trong…hoặc ở cơ thể bệnh nhân chân quá to, quá ngắn (nhiều bs khi khám chân BN có thể tiên lượng được gân lấy trên đùi xuống là to dài hay ngắn bé), thì việc lấy gân trên đùi xuống cần phải cân nhắc kỹ.
Quan điểm của tôi, cơ thể là một khối thống nhất qua các giai đoạn tiến hóa, không có gì là thừa cả. Việc lấy gân từ vùng này sang ghép vào vùng khác thực chất là việc ” giật gấu vá vai”, là chấp nhận hy sinh chức năng ở vùng cơ thể này (đùi) để lập lại chức năng quan trọng hơn ở vùng cơ thể khác (dây chằng khớp gối) chứ không phải đưa chân bị tổn thương trở về nguyên vẹn như chân lành. Ở bệnh nhân đứt DC đơn thuần dùng gân tự thân, việc tập PHCN sau mổ, cơ đùi to lên sẽ khắc phục được nhược điểm khi lấy gân, cho kết quả tốt 94 -95%. Còn với những trường hợp nêu trên, nếu bs quá máy móc, cố lấy gân từ nhiều vùng cơ thể để tái tạo dây chằng, thì sẽ như việc ” xé đũng quần vá vai”, che được vai thì hở cả đũng. Khi đó, gân đồng loại sẽ là một sự lựa chọn phù hợp nhất, tốt nhất.
Các loại bó gối trong thể thao, hỗ trợ phục hồi chấn thương thể thao
1. Bó gối thể thao JLVIP by JLSPORTVIETNAM
Với đai bó gối JLVIP, bạn sẽ có một chiếc băng đầu gối tuyệt vời, giúp hỗ trợ, nén, ổn định khớp gối của bản trong một thời gian dài. Nó đã được đánh giá tích cực bởi rất nhiều người sử dụng.
Bản lề gồm 2 sợi lò xo carbon cao cấp phù hợp với nhu cầu của bạn, 2 sợi lò xo này cung cấp thêm cho sự hỗ trợ và ổn định giảm áp lực lên dây chằng, khớp gối, từ đó giảm chấn thương và phục hồi nhanh hơn.
Để có sự thoải mái hoàn hảo và loại bỏ các kích ứng, chất liệu để tạo ra chiếc băng này là vải spandex chất lượng cao, nhẹ, với 1000 lỗ thoáng khí để loại bỏ nhiệt hoặc hơi ẩm dư thừa giúp thoải mái khi sử dụng.
Thiết kế phần đầu gối là lớp silicon cao cấp giúp ổn định khớp gối, giảm thiểu chấn thương do va chạm lên đầu gối.
Ưu điểm
2. Bó gối thể thao JLVIP2.0 by JLSPORTVIETNAM
Còn tiếp...
Hãy chăm sóc đôi chân của bạn!
Hiện tại đang có chương trình:
- Mua 1 tặng 1 + giảm thêm 30%
- Mua combo 2 tặng freeship toàn quốc
- Mua combo 3 tặng freeship toàn quốc + giảm thêm 5% tổng đơn hàng
Vậy các anh chị em có nhu cầu phục hồi sau phẫu thuật chấn thương thể thao liên hệ với JLSPORTVN để nhận tư vấn và đặt hàng.
Hotline: 0826.95.1368
MỘT SỐ PHẢN HỒI CỦA KHÁCH HÀNG SAU KHI TRẢI NGHIỆM SẢN PHẨM TẠI HỆ THỐNG JLSPORT
Tham gia cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm trong chấn thương thể thao MIỄN PHÍ